Grußwort von Rainer Eppelmann

 

Grußwort von Rainer Eppelmann, Vorstandsvorsitzender der Bundesstiftung zur Aufarbeitung der SED-Diktatur

 

 

Zu denVeranstaltungendes Bundesverbandes der Vietnamesischen Flücht-linge in Deutschland e.V. am 30.4.2020 anlässlich des 45. Jahrestages der Besetzung Südvietnams

Liebe Mitglieder und Freunde des Bundesverbandes der Vietnamesischen Flüchtlinge in Deutschland

,2020 feiern wir das 30. Jubiläum unserer Einheit. Am 3. Oktober 1990 endete nach mehr als vier Jahrzehnten die deutsche Teilung. Dieses Datum markiert zugleich den erfolgreichen Endpunkt der Friedlichen Revolutionin der DDR, die in der Geschichte ohne Beispiel ist. Alles war rasend schnell gegangen: Ab dem Herbst 1989 hatten die Menschen in der DDRdie Diktatur der kommunisti-schen Staatspartei SED mit Massendemonstrationen zu Fallgebracht, die Mauer gestürzt, sich selbst demokratisiert und sich schließlich in freien Wahlen für eine möglichst rasche deutsche Wiedervereinigung ausgesprochen. Diese gewaltigen, im wahrsten Sinne des Wortes weltbewegenden Veränderungenhatte noch ein Jahr zuvor kaum jemandvorhergesehen–wer es behauptet.hätte, wäre wohl als Träumer bezeichnet worden. Schließlich hatte das SED-Re-gime mehr als 40 Jahre lang über die Bürgerinnen und Bürger der DDR mit ei-serner Hand geherrscht, die Menschenentmündigt undindoktriniert, sie durch die Stasi überwachen lassenund hinter Beton und Stacheldraht in ihrer Dikta-tur eingesperrt. Und dennoch war dieses System der Unfreiheit letztlich nicht von Dauer.

Als DDR-Bürgerrechtler, der zum Sturz der kommunistischen Diktatur beitragen sowie den demokratischen Wandel in der DDR und den Weg in die deutsche Einheit mitgestalten durfte, möchte ich heute gerne eine der wichtigsten  Erfah-rungenan Sie weitergeben, die ich im meinem politischen Leben gemacht habe: Diktaturen widersprechen grundsätzlich der freiheitsliebenden Natur der Menschen. Sie sind unnatürlich, sie widerstreben uns, und wir werden uns ihnen nie endgültigfügen. Das ist der Grund, warum Diktaturennicht ewig dau-ernkönnen, auch wenn es uns nach Jahrzehnten ihres Bestehens so erscheinen mag. Eines Tages aber werden sie fallen! Die Geschichte der Opposition gegen die kommunistische Diktatur in Deutschland zeigt uns beispielhaft, dass die Herrschenden trotz allerAnstrengungen das freie Denken und das Streben nach Demokratie und Menschenrechten nie gänzlich unterdrücken können, und dass sich diese Kräfte schließlich unaufhaltsam ihren Weg bahnen werden, sobald sich die inneren und äußerenpolitischen Rahmenbedingungen entsprechend entwickeln.

30 Jahre sind die Friedliche Revolution und die deutsche Einheit nun schon her. In diesen 30 Jahren hat sich unser Land ungeheuer weiterentwickeltund sich auch der Welt weiter geöffnet. Wir feiern unsere Einheit daher zusammen mit den Millionen Menschen, die schon –wie zum Beispiel die „Boatpeople“ aus Vi-etnam –vor langer Zeit oder aber erst vor kurzemaus verschiedenen Teilen derWeltzu uns nach Deutschland gekommen sind, um aus ganz unterschiedlichen Gründen in unserem Land zu leben. Viele dieser Menschensind aufgrund von Gewaltundpolitischer Unterdrückung ausihrer Heimat vertrieben worden und suchen nun in unserer Demokratie neue und faire Lebenschancen für sich und ihre Familien.

Gerade jüngere Menschen in Deutschland, die ganz selbstverständlich in Freiheit und Demokratie aufwachsen dürfen, können sich die Notlagen der Flüchtlinge, aber auchdie Bedingungenund Umständevon autoritärer Herrschaft nur noch schwer vorstellen. Es ist daher unsere gesellschaftliche Verantwortung, daran zu erinnern, was das Leben in der Diktatur bedeutet, und dass unsere Demokratie nichts Selbstverständliches ist, sondern wir von vielen Menschen aus aller Welt darum beneidet werden. Es ist daher auch wichtig, daran zu erin-nern, dass es auch heutein vielen Ländern Diktaturen und autoritäre Regime gibt, die die Demokratie und das Streben der Menschen nach Freiheit unterdrücken. Dies ist leider auch in Vietnam der Fall, einem Land, das geografisch zwar weit entfernt von Deutschland liegt, aber uns doch zugleich sehr nahe ist, woh-nen und leben doch bei uns viele Menschen mit vietnamesischen Wurzeln.

Eines ist sicher: Das Kaleidoskop der historischen Betrachtung wird in der Ein-wanderungsgesellschaft bunter.Dies giltnatürlich auch im Hinblick auf die ge-sellschaftliche Erinnerungund die damit verbundenen Gedenktage. Dass vor 45 Jahren Südvietnam von der nordvietnamesischen Armee besetzt und dort eine kommunistische Diktatur errichtet wurde, wissen viele Menschen in Deutsch-land nicht. Ich möchte Ihnen, den im Bundesverband der Vietnamesischen Flüchtlinge engagierten Menschen,daher an dieser Stelle nicht nur meine herz-lichen Grüße und besten Wünsche für die Zukunft ausrichten. Ich möchte Sie zugleich auch darum bitten und sie ermuntern, Ihre Erfahrungen mit Unfreiheit und Diktatur weiterzugeben und die Menschen in Deutschland, egal, woher sie stammen, dadurch daran zu erinnern, welchkostbaresund schützenswertes Gut unsere Demokratie ist!

 

Bản dịch

 

Cơ quan liên bang nghiên cứu về chế độ độc tài Cộng Sản Đông Đức

Lời ngỏ của ông Rainer Eppelmann,

cựu Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và Giảm Trang Đông Đức,

chủ tịch cơ quan liên bang nghiên cứu về tội ác của chế độ Cộng Sản Đông Đức

Nhân dịp tưởng Niệm 45 năm ngày miền Nam Việt Nam bị chiếm đóng, 30.4.2020

Quý Hội và thân hữu của Liên Hội Người Việt tị nạn tại Đức Quốc thân mến,

năm 2020 chúng ta ăn mừng 30 năm thống nhất. Ngày 03.10.1990 sự chia cách của đất nước Đức đã được kết thúc sau hơn bốn thập niên. Ngày này đánh dấu cao điểm thành công của cuộc Cách Mạng bất bạo động tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức có một không hai trong lịch sử. Mọi sự đã diễn ra cực nhanh:

Bắt đầu từ mùa Thu 1989 người dân tại Đông Đức đã dùng những cuộc biểu tình đông người

để lật đổ thể chế độc tài Cộng Sản của đảng Xã Hội Thống Nhất Đức Quốc;

để giật xập bức tường ô nhục;

để tự dân chủ hóa mình và

để quyết định thống nhất đất nước nhanh như có thể.

Những thay đổi có tầm vóc lớn lao ảnh hưởng đến thế giới này chẳng có mấy ai nhìn ra một năm trước đó – ai mà nói về điều này, người đó chắc đã được cho là kẻ mơ hồ. Thể chế độc tài Cộng Sản đã dùng bàn tay sắt để cai trị người dân Đông Đức, bịt miệng họ và nhồi sọ họ; dùng công an để theo dõi và nhốt họ đằng sau kẽm gai và những bức tường bê-tông. Dẫu vậy, cái thể chế phản tự do này không thể tồn tại.

Là một người đấu tranh cho nhân quyền tại Đông Đức, người đã được cùng đóng góp để đưa đến sự sụp đổ của chế độ độc tài Cộng Sản cũng như đưa đến tiến trình dân chủ hóa tại Đông Đức và thống nhất nước Đức, tôi xin chia xẻ với các bạn một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất trong cuộc đời chính trị của tôi:

Các thể chế độc tài tự nó đi ngược lại bản chất yêu chuộng tự do của con người. Các thể chế này đi ngược lại với thiên nhiên, chống lại con người, và chúng ta sẽ không bao giờ tùng phục họ mãi. Đó là lý do vì sao các chế độ độc tài không thể kéo dài mãi, cho dù chúng ta có cảm thấy như vậy sau nhiều thập niên từ lúc nó xuất hiện. Có ngày các chế độ này sẽ sụp đổ. Lịch sử của phe đối lập chống lại chế độ độc tài cộng sản tại Đức cho chúng ta thấy rằng, mặc dầu nhà cầm quyền có cố gắng hết sức nhưng đã không thể dập tắt được hoàn toàn những tư tưởng và nỗ lực đòi dân chủ và nhân quyền; và những lực lượng này vẫn tiếp tục đi con đường của mình mà không ai có thể ngăn cản được, khi những điều kiện chính trị trong và ngoài thay đổi thuận lợi.

Cuộc cách mạng bất bạo động và thống nhất đất nước Đức đã diễn ra cách đây 30 năm. Trong 30 năm này đất nước chúng ta đã phát triển mạnh mẽ và tiếp tục cởi mở với thế giới. Vì thế, chúng ta ăn mừng 30 năm thống nhất với hàng triệu người – thí dụ như những thuyền nhân Việt Nam – đã đến nước Đức từ lâu hay mới đây từ nhiều nơi trên trái đất vì những lý do khác nhau để sinh sống. Nhiều người trong số này bị xua đuổi ra khỏi quê quán vì lý do bạo lực hay vì bị đàn áp chính trị, và mong tìm thấy tại nền dân chủ của chúng ta những cơ hội sống mới và công bằng cho bản thân và cho gia đình họ.

Chính những người trẻ tại Đức đang được sống một cách thoải mái nền Tự Do và Dân Chủ thì khó hình dung ra được hoàn cảnh thống khổ của người tỵ nạn cũng như những điều kiện và tình trạng sinh sống dưới một chế độ độc tài. Vì thế, bổn phận xã hội của chúng ta là nhắc nhở, thế nào là một cuộc sống dưới một thể

chế độc tài, và nền Dân Chủ của chúng ta (được nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ) không phải tự nhiên mà có được. Bởi thế, điều quan trọng cần nhắc nhở là ngày hôm nay tại nhiều nước vẫn còn các chế độ độc tài đàn áp Dân Chủ và những nỗ lực tranh đấu cho Tự Do. Điều này đáng tiếc vẫn diễn ra tại Việt Nam, một nước về địa dư nằm xa Đức Quốc, nhưng lại rất gần, vì nhiều người mang gốc Việt cư trú và sống ở đây.

Một điều chắc rằng: Kính vạn hoa sẽ đa màu sắc hơn trong lăng kiếng của một xã hội di dân. Điều này đương nhiên cũng ảnh hưởng đến những buổi lễ tưởng niệm trong xã hội. Nhiều người sống ở Đức không biết rằng cách đây 45 năm miền Nam Việt Nam bị quân đội Bắc Việt chiếm đóng và họ đã thiết kế một thể chế độc tài Cộng Sản.

Vì thế, tôi không chỉ gửi lời chào thân ái và chúc mọi điều tốt lành cho tương lai của các bạn, song tôi cũng muốn yêu cầu và khuyến khích các bạn chia xẻ những trải nghiệm của mình khi phải sống dưới áp bức của một thể chế độc tài, để qua đó các bạn nhắc nhở những người đang sống tại Đức, cho dù họ từ đâu đến, nền Dân Chủ quý báu biết bao và phải được bảo vệ!

Trân trọng kính chào

Rainer Eppelmann

cựu Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng và Giảm Trang Đông Đức,

chủ tịch cơ quan liên bang nghiên cứu về tội ác của chế độ Cộng Sản Đông Đức